Diễn biến cuộc khủng hoảng Khủng_hoảng_tài_chính_Nga_năm_2014

Diễn biến khủng hoảng Nga tập trung chủ yếu xoayquanh sự rớt giá nhanh và liên tục của đồng Ruble trong nửa sau của năm 2014.

Tỷ giá trao đổi củađồng Ruble với USD và Euro năm 2014 (càng cao có nghĩa là giá trị của đồngRuble càng giảm) - Nguồn: tổng hợp từ Exchange-rates.org

Từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014

Giá dầu đột ngột giảm xuống chỉ còn 108 $/ thùng, kéo theo khởi đầu củasự giảm giá của đồng Ruble.

Cùng thời điểm đó, cuối tháng 7, châu Âu và Mỹ gia tăng các lệnh trừng phạtđối với Nga, đồng thời, Nga cũng đáp trả bằng cách cấm nhập khẩu nông sản từchâu Âu, khiến giá cả tại Nga tăng vọt và đồng Ruble tiếp tục rớt giá. Khi đó34.31 Ruble đổi được 1 USD và 46.88 Ruble đổi được 1 Euro.

Thế nhưng vào khoảng giữa tháng 8, con số này đã tăng lên 36.04 Ruble đểmua 1 USD (giảm 5.04 %) và 49.2 ruble mua 1 Euro (giảm 4.95 %). Như vậy trongvòng 1 tháng giá trị của đồng tiền này đã giảm 5.04 % so với USD và 4.95% sovới Euro. 

Từ tháng 7 đến đầu tháng 10 là khoảng thời gian mà đồng Ruble liên tụcrớt giá rất nhanh và mạnh so với các đồng tiền khác như USD và Euro. (tính đếnđầu tháng 10, giá trị của Ruble chỉ còn 84 % so với đầu năm).

Đối mặt với tình trạng ruble biến động mạnh, giảm giá trị liên tục, ngườitiêu dùng Nga lập tức mất niềm tin vào đồng tiền này. Xu hướng của họ là chuyểnsang nắm giữ ngoại tệ và các tài sản có giá trị khác thay vì sử dụng Ruble.

Nhu cầu đổi ngoại tệ tăng cao khiến các Ngân hàng của Nga cạn sạch ngoạitệ. Thống kê cho thấy vào tháng 7, dự trữ ngoại hối của Nga là 410 tỉ USD nhưngđến đầu tháng 10 nó chỉ còn 397 tỉ USD. Nghĩa là BOR Nga đã phải chi ra 13 tỉ USDđể cứu vãn đồng Ruble. Kèm theo đó là các biện pháp tăng lãi suất từ 7 lên 8%nhằm ổn định tâm lý người dân và ngăn dòng vốn của các nhà đầu tư chảy ra nước ngoài.[[|alt=Thống kê dự trữ ngoại hối của Nga trong năm tài khóa 2014 - Nguồn: Business Insider Statistics|centre|532x532px|Thốngkê dự trữ ngoại hối của Nga trong năm tài khóa 2014 - Nguồn: Business InsiderStatistics [27]]]

Với những người không đổi được tiền ngoài ngân hàng, họ đổ xô đi mua đồ điện tử hoặc các mặt hàng đắt tiền, sau đó thanh toán bằng thẻ ATM để “xả”ruble ra khỏi tài khoản. Dù vậy, nhiều người dân vẫn giữ ruble và mong mỏi sựchuyển biến tích cực của ruble vào năm 2015. Nhưng xu hướng chung vẫn chọnkhông nắm giữ ruble.

Tâm lý hoảng loạn và sự mất cân bằng giữa cung - cầu ngoại tệ khi mà USDcàng tăng giá, người dân Nga lại càng muốn nắm giữ chúng, khiến giá trị củangoại tệ càng tăng lên so với giá trị của ruble.

Từ đầu tháng 10 năm 2014 đến tháng 11 năm 2014

Giá dầu Brent giao đầu tháng 10 là 91 $ 1 thùng, tuy nhiên chỉ chục ngàysau, giá dầu đã giảm xuống chỉ còn 86 $ 1 thùng trong bối cảnh Nga cần giá dầuít nhất ở mức 100USD 1 thùng để cân bằng ngân sách. Để cứu đồng Ruble, Ngânhàng trung ương Nga BOR đã mạnh tay chi nguồn dữ trự ngoại tệ, đầu tháng 10,trung bình mỗi ngày BOR phải chi ra 900 triệu USD để cứu Ruble, chỉ riêng ngày3-10, dự trữ ngoại tệ được chi ra lên tới 980 triệu USD và 9/10 con số này là866 triệu USD. Với tốc độ mở kho dự trữ ngoại tệ như vậy, chỉ trong nửa đầutháng 10/2014, BOR công bố đã bán ra khoảng 12.95 tỉ USD để hỗ trợ đồng tiềncủa nước này. Ước tính con số này đã tăng đến 30 tỉ USD theo thống kê cuốitháng, giảm từ 409.224 tỉ USD đầu tháng xuống còn 383.283 tỉ USD.

Lãi suất vẫn duy trì ở mức cao, trên 8%.

Tháng 11

Ngày 5/11, BOR đánh tín hiệu sẽ thả nổi tỷ giá cho thị trường khi thôngbáo sẽ chỉ chi 350 triệu $/ngày, chỉ bằng 1/3 so với trước đó.

Ngày 10/11, Ngân hàng trung ương Nga BOR tuyên bố thả nổi tỷ giá, hủy bỏhành lang ngoại hối đối với giỏ ngoại tệ USD và Euro, đồng thời chấm dứt canthiệp vào thị trường ngoại tệ, giữ quyền can thiệp vào thị trường tiền tệ bấtkỳ khi nào xuất hiện nguy cơ đe dọa ổn định tài chính. Lý do được đưa ra là vìchế độ tỷ giá thả nổi sẽ làm tăng hiệu quả các chính sách tiền tệ của BOR và ổnđịnh giá cả, chống chảy máu dòng vốn và giảm tác động của giá dầu.

Cụ thể, trong việc chống lại tình trạng chảy máu vốn. Nga cần bảo vệ dựtrữ vàng và ngoại tệ của mình. Dự trữ ngoại tệ 400 tỷ USD là khá lớn, tuy nhiênnước này cần một lớp đệm để chống lại tình trạng vốn chảy máu vốn. Thay vìphung phí dự trữ ngoại hối để duy trì tỷ giá hối đoái, BOR Nga muốn duy trì tỷgiá này sao cho có thể ngăn chặn một lượng lớn tài sản bằng đồng ruble chảy ranước ngoài - tình trạng mà theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có thểlên tới 100 tỷ USD trong năm nay và ở mức cao trong năm tiếp theo.

Về việc giảm tác động của giá dầu. Ngân sách Nga được hình thành dựa trêngiá dầu Brent ở mức 100 USD/thùng. Giá dầu hiện này dao động trong khoảng 84USD/thùng. Tuy nhiên, nếu quy giá dầu theo ruble, chúng ta có thể thấy hiện Ngathu về từ mỗi thùng dầu (84 USD/thùng với tỷ giá khoảng 45 ruble/USD), khôngkhác gì so với mức giá hồi đầu năm (110 USD/thùng với tỷ giá 33 ruble/USD).

Sau khi tuyên bố thả nổi tỷ giá đồng Ruble ngay lập tức chạm xuống đáygiá trị của nó. Đồng tiền này rớt giá nhanh đến nỗi người dân bắt đầu chụp ảnhnhững bảng xác định tỷ giá khắp nơi trên Moscow. Ngày 12/11/2014, giá trịruble lao dốc với tốc độ chóng mặt không còn theo từng ngày mà là từng phút,xuống tới mức thấp lịch sử (49 Ruble cho 1 USD và 60 Ruble cho một Euro).

Đồng thời, tháng 11 BOR đã tiếp tục tăng lãi suất cơ bản lên 9.2 %.

Từ tháng 12 năm 2014 đến hết năm 2014

Nhằm hạn chế rủi ro của sự phá giá của đồng tiền và lạm phát gia tăng, ngày 15/12, Ngân hàng Trung ươngNga BOR đột ngột tăng lãisuất cơ bản thêm 6.5%, từ 10.5% đến 17%/năm. Tuy nhiên quyết định này của BORkhông đủ để vực dậy đồng Ruble do hiện tại tỷ giá dao động của đồng Ruble quálớn. 

Bank of Russia

 

    Ngày 16/12, Ruble từ mức thấp nhất 58 lên mức đỉnh điểm 80.1 Ruble/ USD trong khi chốt phiên ở mức 67.7 Ruble/ USD, đồng Ruble

    biến động từng phút.

    Như vậy, tính đến cuối năm 2014, tỷ giá Ruble/ USD ởmức 61.15 Ruble/ USD, tức là giá trị của nó đã giảm 83.96 % so với giai đoạnđầu năm khi tỷ giá Ruble/ USD là 33.24 %.

    Nguồn dự trữ ngoại hối của Nga chỉ còn ở mức 327.727tỉ USD, chỉ còn khoảng 70 % so với hồi đầu năm.

    Lãi suất của Nga cuối năm 2014 được ấn định ở mức17% so với đầu năm là khoảng 5.3 % (tăng hơn 3 lần).

    Nền kinh tế Nga đã thực sự bị giáng một đòn đau.

    Tài liệu tham khảo

    WikiPedia: Khủng_hoảng_tài_chính_Nga_năm_2014 http://www.businessinsider.com.au/problem-with-rus... http://www.news.com.au/finance/economy/the-cold-wa... http://www.bloomberg.com/news/ng%C3%A0y http://www.businessweek.com/articles/ng%C3%A0y http://www.cnbc.com/id/102270286#. http://www.economist.com/news/international/215990... http://www.forbes.com/sites/francescoppola/2014/12... http://www.haaretz.com/business/.premium-1.632266 http://www.theguardian.com/business/2014/dec/15/fe... http://www.theguardian.com/world/2010/dec/01/wikil...